Pha sữa cho bé tưởng chừng là một công việc đơn giản nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết cách pha chính xác nhất. Vậy nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là đúng chuẩn? Cách pha sữa công thức cho trẻ như thế nào? Tất cả những vấn đề đó sẽ được giải đáp tường tận trong bài viết sau. Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống là bao nhiêu? Dành cho mẹ: Cách pha sữa Similac Neosure không bị vón cục Bật mí cách pha sữa cho trẻ sơ sinh, để bé hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng ContentsLý do nên chú ý đến nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống?Nhiệt độ sữa quá nóngNhiệt độ sữa quá thấpNhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống phù hợpĐối với bé bú sữa mẹĐối với trẻ uống sữa công thứcGợi ý cách pha sữa bột cho bé chuẩn chỉnh nhấtPha lượng sữa phù hợpTuyệt đối không dùng lại lượng sữa dư thừaKhông được pha trộn thức ăn khác vào sữaPha sữa bằng nước lọc đã đun sôiLý do nên chú ý đến nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống? Bạn có biết? Dù là sữa công thức hay sữa mẹ thì nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống cũng sẽ ảnh hưởng đến một phần nào đó lượng chất dinh dưỡng tồn tại trong sữa. Đồng thời cũng quyết định đến việc cơ thể bé hấp thu dưỡng chất vào cơ thể. Do đó, pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho con. Nhiệt độ sữa quá nóng Sữa cho bé sơ sinh uống mà nóng quá, không chỉ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng mà còn làm cho bé có nguy cơ bị thương. Cụ thể: Có khả năng bị phỏng, nhất là làn da bé mỏng manh, yếu ớt, sẽ cực kỳ đau nhức và xót. Do uống sữa quá nóng, bé sẽ bị tác động tâm lý, quấy khóc. Từ đó, trong các bữa tiếp theo, khi phải uống sữa sẽ khó chịu. Nhiều chất dinh dưỡng có trong sữa bột như vitamin A, E, D, protein, tinh bột… gặp nhiệt độ cao sẽ dễ bị phân hủy. Cụ thể, các khoáng chất và vitamin sẽ bị hao hụt, dễ bị phân giải. Còn tinh bột khó tiêu hóa hơn. Hay chất đạm gặp nước nóng ở 70 độ C, sẽ bị giảm giá trị dinh dưỡng. Trường hợp trẻ sơ sinh uống sữa quá nóng trong thời gian dài, sẽ tác động tiêu cực và trực tiếp đến hệ tiêu hóa non nớt của con. Gây ra nhiều triệu chứng khôn lường như viêm ruột, táo bón, tiêu chảy, rối loạn hấp thu… Nhiệt độ sữa quá nóng Nhiệt độ sữa quá thấp Trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không? Không chỉ nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống quá nóng mà nhiệt độ sữa quá thấp cũng không hề tốt cho mọi em bé. Theo các chuyên gia, nhiệt độ sữa thấp là mức nhiệt dưới 37 độ C. Trường hợp, sữa bột được pha với nước nguội lạnh sẽ tác động xấu đến quá trình tiêu hóa sữa của con. Khi ấy, các chất dinh dưỡng có trong sữa công thức cho trẻ sơ sinh không được hòa tan hoàn toàn. Bột sữa dễ bị vón cục, làm cho bé bị sặc nghẹn. Hệ tiêu hóa không thể nào hấp thu được các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến tình trạng bé bị còi cọc, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, cho trẻ uống sữa lạnh còn có thể gây ra hiện tượng trẻ bị lạnh bụng, đầy bụng, nôn trớ, thậm chí tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vô cùng nguy hiểm. Nhiệt độ sữa quá thấp Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống phù hợp Vậy nhiệt độ sữa cho em bé sơ sinh bao nhiêu là đúng chuẩn? Đối với bé bú sữa mẹ Mẹ MÀ cho con ti sữa mẹ trực tiếp thì không cần phải quá băn khoăn về vấn đề nhiệt độ sữa khi cho bé uống. Bởi khi con uống sữa mẹ thì nhiệt độ sữa mà con nhận được sẽ tương thích với nhiệt độ cơ thể của mẹ. Đây cũng được coi là mức nhiệt an toàn với trẻ sơ sinh. Thế nhưng, để giúp bé tránh được tình trạng bị lạnh bụng đi ngoài đồng thời, có nguồn sữa ấm và dồi dào cho con ti thì mẹ nên tham khảo ngay một mẹo nhỏ. Đó là, trước khi cho bé bú khoảng 10 – 15 phút, mẹ hãy uống một cốc nước nóng hoặc một ly sữa nóng để thân nhiệt cơ thể ấm áp hơn. Trường hợp, sữa mẹ đã được vắt ra và bảo quản trong tủ trữ đông hay ngăn mát, ngăn đá của tủ lạnh với mục đích để cho trẻ uống khi mẹ vắng nhà thì trước khi cho con ăn, ông bà hoặc bố cần hâm nóng lại sữa. Đảm bảo nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống dao động khoảng 37 – 40 độ C là hợp lý. Đã có khá nhiều nghiên cứu khoa học thông báo rằng, nhiệt độ sữa thích hợp nhất cho bé sơ sinh uống chính là khoảng 37 độ C. Lý do là bởi, mức nhiệt này cũng có độ ấm tương thích với cơ thể bé. Nhờ vậy, vừa giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu lại có khả năng xoa dịu dạ dày của con. Đối với bé bú sữa mẹ Đối với trẻ uống sữa công thức Trong bất kể trường hợp nào, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trừ khi bất đắc dĩ, một số trường hợp vì lý do khách quan như sữa về không đủ, mẹ bị tắc tia sữa… sẽ không thể cho bé bú sữa trực tiếp. Lúc này, bố mẹ nên cân nhắc đến việc sử dụng sữa công thức để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con. Đặc biệt, các bậc phụ huynh nhớ tham khảo và lựa chọn thật kỹ loại sữa công thức, có thể giúp bé hấp thu tốt và dễ tiêu hóa hơn. Khi pha sữa công thức cho bé, bố mẹ cần thực hiện cách pha sữa cho trẻ sơ sinh theo đúng tỉ lệ cũng như nhiệt độ đã được nhà sản xuất hướng dẫn trên bao bì, nhãn mác. Thông thường, nhiệt độ nước để pha các dòng sữa bột sẽ dao động khoảng 40 – 50 độ C. Đối với dòng sữa được sản xuất và nhập khẩu từ nội địa Nhật Bản, sẽ có yêu cầu khác. Nhiệt độ pha sữa thường được quy định ở mức 70 độ C. Khi ấy, pha sữa xong, bố mẹ cần làm mát nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống là 37 độ C. Nhờ vậy, mới đảm bảo được chất lượng sữa, giúp con ăn ngon, hấp thu tốt, tiêu hóa dễ dàng. Đối với trẻ uống sữa công thức Gợi ý cách pha sữa bột cho bé chuẩn chỉnh nhất Như đã nói, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thế nhưng, trong một vài trường hợp, trẻ cần sử dụng thêm sữa công thức thì các bậc phụ huynh không được bỏ qua những lưu ý quan trọng khi pha sữa cho bé như sau: Pha lượng sữa phù hợp Tùy theo từng giai đoạn, sẽ có lượng sữa tương ứng với bé. Cụ thể: Trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi – 3 tháng, sẽ cần khoảng 150ml sữa bột trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, mỗi ngày. Trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày cần khoảng 120ml sữa bột theo mỗi kg trọng lượng của cơ thể. Trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng tuổi, sẽ cần khoảng 90 – 120ml sữa cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, mỗi ngày. Pha lượng sữa phù hợp Tuyệt đối không dùng lại lượng sữa dư thừa Bố mẹ tuyệt đối không được sử dụng lượng sữa dư thừa trong bình để cho bé uống vào lần sau. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực, vô cùng trầm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi lượng sữa này có thể đã bị nhiễm khuẩn. Cụ thể, vi khuẩn gây hại trong môi trường không khí, có thể phát triển trong nước ấm và nước bọt của bé vào sữa. Đồng thời, nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống cũng không còn đảm bảo. Do đó, các mẹ không nên cho con dùng lại sữa bột đã pha và để quá 2 giờ trong nhiệt độ phòng hay bên ngoài. Tuyệt đối không dùng lại lượng sữa dư thừa Không được pha trộn thức ăn khác vào sữa Có khá nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ hoặc được mọi người “mách” là nên bỏ thêm một số thức ăn khác vào sữa công thức như thực phẩm chức năng dạng bột, nước yến, nước rau quả… Mục đích là để hỗ trợ con ăn ngon ngủ ngon hơn. Thế nhưng, điều này là phản khoa học. Bởi mỗi loại thực phẩm sẽ có chức năng và công dụng riêng biệt. Chính vì thế, các mẹ không nên tự ý pha trộn. Sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng tiêu cực, con có thể bị đi ngoài, tiêu chảy, viêm ruột… Không được pha trộn thức ăn khác vào sữa Pha sữa bằng nước lọc đã đun sôi Muốn bảo đảm nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống chuẩn nhất thì mẹ nên sử dụng nước lọc đã đun sôi để pha sữa cho con. không nên dùng nước khoáng, nước tinh khiết hoặc nước lã. Vì những loại nước đó có thể sẽ làm các chất dinh dưỡng có trong sữa bột bị biến đổi. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện được như người trưởng thành, nên sẽ không thể chuyển hóa các khoáng chất có trong nước khoáng thành công. Do đó, nếu dùng nước khoáng để pha sữa cho con, thời gian lâu dài sẽ gây nên sỏi trong thận. Pha sữa bằng nước lọc đã đun sôi Pha sữa cho bé là công việc mà các bậc phụ huynh nên thành thục để giúp con hấp thu được những dưỡng chất trọn vẹn nhất. Mong rằng, qua bài viết trên của Mobycare, bố mẹ đã biết nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là chuẩn nhất, để từ đó dễ dàng thực hiện việc pha sữa hơn. Bố mẹ có thể tham khảo thêm trẻ sơ sinh uống sữa bao nhiêu ml, cách đo nhiệt độ sữa cho bé, trẻ sơ sinh uống sữa quá nóng có sao không, tỷ lệ nước pha sữa cho trẻ sơ sinh, trẻ uống sữa quá nóng, nhiệt độ pha sữa Meiji tại đây.